Trang chủ Chuyên đềPhân tích dữ liệu Mindmap ứng dụng trong phân tích dữ liệu

Mindmap ứng dụng trong phân tích dữ liệu

đăng bởi Nguyễn Danh Tú
856 lượt xem

MindMap ứng dụng trong Phân tích dữ liệu

Như các bạn đã biết MindMap giúp chúng ta trực quan hóa và tổng hợp các nội dung giúp dễ dàng theo dõi và nắm bắt hơn.
Trong bài viết này mình chia sẻ với các bạn một số ứng dụng trong quá trình Phân tích dữ liệu

🍀 HỆ THỐNG TỔNG QUAN CÁC KIẾN THỨC VỀ PHÂN TÍCH

Bạn có thể search một số từ khóa để tìm ra các hình vẽ này hoặc tự vẽ để tổng hợp kiến thức cho mình.
Các từ khóa bạn có thể tham khảo như:
  • 👉 Issue tree
  • 👉 Data analysis taxonomy
  • 👉 Logic tree MECE
  • 👉 Fishbone Diagram
Mình có gửi một số hình vẽ tổng hợp kiến thức như
  • 👉 Business Analytics
  • 👉 Data platform
  • 👉 Data Taxonomy

🍀 XÁC ĐỊNH NHU CẦU PHÂN TÍCH

Khi xây dựng nhu cầu phân tích các bạn thường có các phiên bản như:
  • 👉 Dạng 1. Liệt kê các báo cáo mình cần phân tích
Dạng này có ưu điểm là liệt kê nhanh tuy nhiên cách tiếp cận là 2D nên chưa tận dụng được ưu điểm của phân tích đa chiều OLAP
  • 👉 Dạng 2. Liệt kê các chủ điểm mình cần phân tích (với các fact, measures và các dimension trong đó)
Dạng này giúp cho ta có tổng quan về chủ đề mình cần quan tâm với các chỉ số gì và phân tích theo các khía cạnh (dimensions) nào.
Dạng này hỗ trợ viết yêu cầu theo dạng OLAP tuy nhiên khi có quá nhiều dashboard thì lại bị thiếu phần tổng hợp
  • 👉 Dạng 3. Sử dụng MindMap để tổng hợp các nhu cầu phân tích.
Trong hình vẽ mình mô phỏng một MindMap cho phân tích trong mảng Mobile App.
Dạng này cho chúng ta một tổng thể và cả bài toán phân tích cần đặt hàng ứng với các mảng nào, gồm các chỉ số gì, dimension gì

🍀 XÁC ĐỊNH CÁC CHIỀU PHÂN TÍCH

Để xác định các chiều phân tích như các bạn đã biết chúng ta sử dụng hệ thống chiều khái niệm.
Và cũng giống như nhu cầu phân tích các dimension rời rạc và thiếu sự liên kết với nhau.
Chúng ta cũng sử dụng Data model để hiển thị sự liên kết.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng Mindmap như một dạng đệm để chuyển từ hệ thống chiều khái niệm sang Data models
Trong hình vẽ mình có gửi một số ví dụ

🍀 XÂY DỰNG CÂY PHÂN TÍCH ĐỂ LÀM CÁC DASHBOARD

Thông thường các dashboard sẽ theo từng nhu cầu và nhóm người dùng.
Các nhóm nhu cầu chính thường là:
  • 👉 dashboard vận hành. Với các chỉ số chính để quan sát tổng thể hoạt động kinh doanh, vận hành sản xuất của bộ phận hay doanh nghiệp.
  • 👉 dashboard phân tích. Giải quyết các điểm nóng, phân tích sâu vào một số vấn đề nào đó để tìm ra các thông tin,…
  • 👉 dashboard chiến lược. Cho nhìn thấy xu thế, xu hướng, vòng đời sản phẩm, sự dịch chuyển của thị trường,….
Mình sử dụng dạng mindmap cây phân tích chỉ số, cây phân tích vấn đề, cây quy trình,…. để mình họa quá trình phân tích.
Từ đó các cây này mình sẽ tiến hành xây dựng dashboard để thể hiện dữ liệu trong quá trình phân tích đó.
Mình gửi một số hình ảnh mình họa cho các cây phân tích này trong bài viết.
❤ Các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về phân nào thì có thể đặt câu hỏi nhé
p/s: Ngoài ra mình có gửi một số hướng dẫn về cách xây dựng cây phân tích vấn đề
  • link hướng dẫn vẽ cây phân tích vấn đề:
  • link hướng dẫn vẽ cây phân tích vấn đề lợi nhuận:

Trước đi làm thì mình có sử dụng một dạng biểu diễn đa chiều hơn cây phân tích là dạng bảng cho phép thể hiện được nhiều thông tin hơn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận